Cá diếc Câu_cá_chép

Câu cá diếc là thú vui của dân đi câu vì câu được cá diếc cần tốn nhiều công sức. Cá diếc hầu như luôn có mặt trong vùng sông nước của Việt Nam. Để câu cá diếc nên chọn những nơi có ao bèo, những khoảng trống yên tĩnh để tìm nơi câu. Tốt nhất là đến những nơi có trú mát mẻ cá diếc rất thường tìm đến ẩn náu, cần phải đảm bảo được sự yên tĩnh ở khu vực đi câu. Nếu ồn ào cá sẽ bị động và không cắn câu.

Mồi câu

Mồi câu Boilie

Cá diếc có thói quen ăn mồi gần giống cá chép. Trộn thính làm mồi câu có thể dùng những nguyên liệu như cám xay rang vàng trộn với đất tại chỗ câu trộn tất cả lại với nhau, thêm một ít mè làm tăng mùi thơm, trộn cho đến khi hỗn hợp sánh đều và có mùi thơm rang là được. Cá diếc dễ bị hấp dẫn bởi các mùi thơm của con mồi và chúng có thể táp bất cứ lúc nào. Mồi câu cho cá diếc thường được sử dụng chính là trùng đỏ (hay còn gọi là giun đỏ).

Kỹ thuật

Cá diếc ăn mồi rất nhẹ và dễ phát hiện. Khi thấy phao đang đứng tự nhiên nằm lật nghiêng thì chính xác là cá diếc đang cắn mồi. Cá diếc khi ăn mồi lượn đi lượn lại vài vòng rồi mới chịu ăn mồi. Khi cá cắn câu, nên để yên trong chốc lát để cá say mồi. Giật cá diếc cần phải giật nhẹ nhàng, vừa phải. Không nên giật mạnh đột ngột, cá dễ bị rơi khỏi lưỡi câu vì môi cá diếc rất mỏng.

Câu cá diếc người ta hay dùng loại lưỡi nhỏ như câu cá rô đồng. Câu cá diếc thường theo hình thức câu đáy nên chì dùng chỉ lá cuốn cách lưỡi câu khoảng 1,5m và phải có đủ sức kéo chìm phao. Không nên xả mồi ngay giữa đám rong rêu. Lý do rất đơn giản là trắm cỏ vẫn quen tính cắn bứt cành lá hay chồi non bên ngoài đám cây cỏ mọc um tùm để ăn, tất nhiên chúng sẽ không quan tâm đến những viên boilie nằm khuất bên trong.